12 bài học tôi có trong 12 năm làm corporates
Bài viết này dành cho all members.
Chào các bạn, tôi đã dành khá nhiều thời gian để suy nghĩ trước khi viết bài này và đây là có thể bài viết cuối cùng tôi viết về career development trong corporates.
Kể từ khi launched newsletter và website vào cuối tháng 12, 2022 tôi đã tập trung chia sẻ rất nhiều bài học tôi có để giúp các bạn phát triển sự nghiệp khi đi làm trong công ty, và cũng nhận được feedback rất tích cực từ các bạn đọc email lẫn coaching clients.
Tuy nhiên từ đầu năm 2024 trở lại đây, tôi cũng chia sẻ thật lòng rằng niềm đam mê của tôi với viết vẫn còn rất nhiều, nhưng sự hứng thú viết về nội dung phát triển sự nghiệp trong tập đoàn của tôi không còn nữa.
Nếu các bạn ngạc nhiên khi đọc đến đây thì hãy để tôi giải thích: Đây là một quyết định mang tính chất cá nhân, và nó phản ánh về một bước chuyển đổi tôi đang có trong hiện tại. Sau 12 năm đi làm tại corporates, tôi tự nhìn nhận là bản thân tôi đạt được nhiều thành tựu về sự nghiệp khi còn khá trẻ, và climbing the ladder khá nhanh. Ở độ tuổi 30 đã qua, 35 chưa đến - tôi tự hỏi bản thân liệu mình có muốn tiếp tục leo nấc thang nghề nghiệp để tiếp tục quản lý một đội nhóm to hơn (50-100 người) làm vị trí VP của một tập đoàn hàng tỉ USD doanh thu hay không - thì câu trả lời là Không.
Với câu trả lời này thì tôi dần có quyết định rằng, tôi muốn chia sẻ với các bạn ở nhiều mảng khác nữa trong cuộc sống, và sẽ không bó hẹp trong việc đi làm. Bởi có thể đến một lúc nào đấy, bạn sẽ nhận ra một điều mà tôi đã nhận ra, dù đi làm cho công ty có rực rỡ đến đâu, đến một lúc nào đấy bạn sẽ muốn làm cái gì đó của riêng bạn.
Đó sẽ là câu chuyện của những bài viết trong tương lai.
Với newsletter ngày hôm nay tôi sẽ chia sẻ 12 bài học đáng quý tôi có trong 12 năm đi làm corporates, trước khi tạm khép lại series về Corporate Success:
- Learn to sell your values: Câu chuyện thăng tiến trong tập đoàn lớn đôi khi không phải là ở bạn giỏi hơn ai, mà nhiều khi là cách bạn sell câu chuyện bản thân và giá trị bạn tạo ra công ty như thế nào. Kỹ nặng kể câu chuyện thành tựu của bạn giúp bạn thăng tiến, nên đừng so đo khi bạn giỏi hơn người A, người B nhưng chả ai biết để thăng cấp cho bạn.
- Học cách xây dựng support network, không phải là bè phái: Cty là một xã hội thu nhỏ. Sai lầm của một người giỏi là thích làm việc độc lập theo ý mình. Nhưng cty cuối cùng thì là một tổ chức lớn có mục đích, nên người giỏi cần có đồng đội mới đi được dài và bền vững. Học cách giúp đỡ và phát triển người khác một cách thật tâm - tránh bè phái nói xấu.
- Làm việc chăm chỉ nhưng luôn áp dụng quy tắc 80/20: Làm việc chăm thì tốt nhưng luôn cần nghĩ việc đang làm bận rộn có đem lại impact công ty cần hay không? Quy tắc 80/20 giúp bạn tập trung vào 20% việc quan trọng nhất đem lại 80% kết quả. Đơn giản nhưng rất nhiều người quên.
- Luôn sử dụng tối đa ngày nghỉ phép và các phúc lợi khác: Ngày xưa khi làm consulting tôi có 24 ngày nghỉ phép/năm nhưng không bao giờ dùng quá 5 ngày. Đấy là sai lầm tôi từng có vì ngại nghỉ bị đánh giá không chăm. Nghỉ phép nhiều không tạo ra hình ảnh như vậy nếu bạn luôn đem lại impact công ty cần. Quay lại bài học số 3 để hiểu cách tạo ra impact và luôn tối ưu ngày nghỉ phép để quay lại làm việc với nguồn năng lượng tích cực.
- Muốn học nhanh, phải biết cách hỏi: Nếu bạn hay giấu dốt và ngại hỏi, đấy là thói quen và là nỗi sợ bạn phải học cách vượt qua ngay lập tức. Hỏi lại, hỏi để hiểu, hỏi để làm rõ vấn đề và yêu cầu thì không phải là bạn kém. Bỏ được ý nghĩ đó đi, thì performance của bạn sẽ hoàn toàn thay đổi.
- Master kỹ năng quản lý sự kỳ vọng: Muốn trở thành high performer và thăng tiến nhanh trong tập đoàn, bạn bắt buộc phải bỏ mindset giấu dốt, ngại hỏi ở bài học số 5 và master kỹ năng này.
- Muốn thành chuyên gia trong một lĩnh vực, phải học thêm ứng dụng ở ngoài: Kinh nghiệm của tôi ngày xưa khi đào sâu vào growth marketing là tự đi học thêm ở ngoài thay vì chỉ học trong job đang có, dù job đó có tuyệt vời đến đâu. Làm giỏi công việc bạn đang có chỉ là bước khởi đầu, cùng kiến thức và kỹ năng đó bạn sang một môi trường khác, mọi thứ sẽ thay đổi.
- Trở thành quản lý là chưa đủ, hãy cố gắng trở thành người lãnh đạo tốt: Quản lý là người điều phối công việc, lãnh đạo là người phát triển con người. Phát triển kỹ năng trở thành người lãnh đạo là phát triển kỹ làm việc với con người.
- Compensation và learning opportunities cần đi song hành với nhau, thì sự nghiệp của bạn mới được fulfilled. Ai nói đi làm vì đam mê không cần tiền là nói dối, còn đi làm vì tiền nhưng không học được gì thì sớm muộn cũng mất ý chí đi làm. Bởi vậy 2 yếu tố này đều cần để phát triển sự nghiệp rực rỡ.
- Compensation có mối quan hệ tương đối chặt chẽ với giá trị bạn tạo ra. Học cách đàm phán lương ở công việc hiện tại và công việc mới bằng cách tập trung vào giá trị bạn có. Tuy nhiên lương thường không giúp bạn thịnh vượng nhanh. Làm càng lâu, lên càng cao, bạn cần đàm phán có equity (stock plans, % revenue sharing, assets purchase right etc). Đó là lý do các C-level leaders trở nên giàu có.
- Long tenure v.s. short tenure: nhiều người thường nghĩ quá nhiều về việc họ có thể làm được gì trong 1 năm, nhưng không nghĩ được họ có thể đạt được gì trong 10 năm. Khi bạn còn ít kinh nghiệm, đừng lo nghĩ quá nhiều về những công việc ngắn hạn như internship. Hãy học nhanh và move on. Nếu bạn có trên 2-3 năm kinh nghiệm, hãy cân nhắc gắn bó với nơi nào đó lâu dài hơn 2 năm để thành thạo một set kỹ năng và ngành nghề cụ thể. Cá nhân tôi cho rằng ai đó ở đâu trên 10 năm là quá lâu trong thời đại phát triển vũ bão này, họ sẽ khó thích nghi với môi trường mới.
- Công ty không phải là gia đình và ai cũng có thể bị thay thế: dù bạn có tài giỏi đến đâu, đến một lúc nào đó bạn có thể bị thay thế. Công ty dù môi trường và văn hoá làm việc có tuyệt vời đến đâu, công ty vẫn là một business hoạt động vì lợi nhuận. Nên luôn luôn học hỏi và phát triển bản thân để chuẩn bị cho những thay đổi trong tương lai. Đó là chuyện bình thường và nếu cởi mở, bạn sẽ thấy rất nhiều cơ hội mới.
Cảm ơn bạn đã đọc newsletter này. Tôi dự kiến sẽ có một thời gian nghỉ ngơi tập trung vào những nội dung mới trước khi chia sẻ với các bạn.
Thương mến,
Anh Thư