Bài học về bắt đầu sự nghiệp trong ngành marketing
Photo by Renāte Gudele / Unsplash

Bài học về bắt đầu sự nghiệp trong ngành marketing

Câu hỏi tôi được hỏi nhiều nhất khi đi làm speaker ở các event về marketing là học và làm trái ngành thì nên bắt đầu sự nghiệp trong ngành marketing như thế nào?

Đây là bài viết #1 trong series 10 bài viết về sự nghiệp trong ngành marketing và hy vọng sẽ giúp ích các bạn đang có ý định bắt đầu đi làm hay chuyển ngành này.


Tôi có đăng một cái survey trên LinkedIn và nhận được kết quả khá thú vị từ hơn 550 người đã vote:

Hiện poll vẫn đang tiếp tục nên các bạn có thể theo dõi kết quả trong 1 tuần nữa.

Kết quả của survey giúp tôi chia sẻ với các bạn 5 bài học như sau:

Bài học 1: Rào cản để bắt đầu vào ngành marketing không phải đến từ bằng cấp

Nếu bạn muốn bắt đầu bằng marketing, thì hãy bắt đầu tìm cơ hội làm việc trong ngành marketing ngay. Dù bạn không được đào tạo bằng cấp marketing trong trường đại học vẫn có thể bắt đầu. Bạn có thể bắt đầu với những kiến thức cơ bản về thị trường và business. Đặc biệt, cá nhân tôi cho rằng để trở thành marketer giỏi, bạn không cần phải đi học thạc sĩ trong ngành marketing.

Lời khuyên này không áp dụng cho một số ngành khác có tính chất đặc thù như bác sĩ, luật sư hay kỹ sư. Nhưng riêng ngành marketing thì tôi muốn chia sẻ để tiết kiệm giúp bạn US$100K-200K để đầu tư vào việc khác - thay vì theo đuổi việc học thạc sĩ ngành marketing ở nước ngoài chỉ để phục vụ mục đích chuyển ngành sang làm marketing. Bởi vì người làm marketing giỏi là người cần nhiều kinh nghiệm làm việc thực tế.

Vì sao vậy? Chiến lược marketing hiện đang thay đổi từng ngày, từng tháng với tốc độ phát triển và thay đổi chóng mặt của công nghệ cao và hành vi người tiêu dùng dẫn đến việc phát triển sản phẩm và chiến lược đưa ra thị trường phải liên tục được cập nhật để đáp ứng xu hướng mới.

Vậy với tốc độ phát triển như vậy, không có trường lớp hay giáo trình nào trong chương trình đại học/thạc sĩ chính quy có thể kịp thời cập nhật để dạy bạn kiến thức về marketing có tính ứng dụng mới nhất. Những frameworks-kinh-điển-ai-cũng-biết như 4Ps hay 7Cs thì học xong tại lớp thì bạn có thể sẽ vẫn rất mơ hồ không biết nên bắt đầu từ đâu khi làm marketing thực tế.

Bởi vậy Marketing với foundation của ngành chính là làm business, mục tiêu của bạn là giúp kết nối khách hàng tiềm năng với sản phẩm, và biến họ thành khách thân thiết. Nếu bạn có kiến thức cơ bản về business ở các ngành khác như economics, business administration, accounting, investment, và hơn thế nữa... thì việc chuyển đổi sang marketing là dễ dàng và không cần bằng cấp về marketing.

Nói đến đây, tôi cũng phải chia sẻ thêm để tránh việc một số bạn không hiểu nhầm rằng việc học thạc sĩ Marketing sẽ chẳng có giá trị gì. Ý tôi không phải như vậy. Bản thân tôi đã từng tìm hiểu rất kỹ về những trường MBA có chuyên ngành Marketing top 5 thế giới và trao đổi với alumni đã học. Tôi cho rằng giá trị của những chương trình này không hoàn toàn đến từ giáo trình marketing họ dạy - mà bản chất đến từ high profile network của students và alumni, cùng một số speakers trong ngành marketing và business nói chung đến chia sẻ.

Nếu bạn đã có kinh nghiệm làm việc trong marketing, và đang tìm kiếm một môi trường để kết nối và nâng cấp kiến thức đang có từ việc học hỏi kinh nghiệm của những người giỏi, thì những chương trình này sẽ có nhiều giá trị.

Nếu bạn đang chưa có kinh nghiệm làm business hay marketing nhiều, mà chỉ đang tìm kiếm bằng cấp uy tín để vào ngành này làm, thì việc filling in the gap của kiến thức marketing cơ bản khi đi học đại học hay thạc sĩ sẽ không phải là sự lựa chọn tốt nhất.

Bài học 2: Cách chọn môi trường làm việc tốt để rèn luyện trở thành chuyên gia marketing giỏi

Như tôi đã chia sẻ là marketing tuy không đòi hỏi bằng cấp, nhưng muốn giỏi thì cần rất nhiều kinh nghiệm thực tế. Kết quả làm việc ở công ty sẽ trở thành "chứng chỉ" marketing của bạn. Vậy việc chọn môi trường làm việc giúp bạn phát triển kỹ năng và kiến thức chuyên sâu trong ngành marketing trở thành một ưu tiên:

Hãy cân nhắc 4 yếu tố sau để chọn môi trường làm việc phù hợp:

  1. Tìm hiểu Marketing Budget & KPI
  2. Tìm hiểu về profile của đội ngũ leaders và team marketing
  3. Tìm hiểu về product, users, market và distribution channels chính đang dùng
  4. Tìm hiểu về chương trình đào tạo và phát triển sự nghiệp công ty có

Đa số các bạn khi tìm việc thường sẽ không để ý tìm hiểu đến yếu tố số 1 là marketing budget và KPI. Một phần vì ngân sách và KPI là những thứ confidential nhưng làm marketing mà có budget nhỏ hoặc không có budget thì sẽ có các hạn chế như sau:

  • Campaign chạy ngắn hạn, không chạy liên tục evergreen nên kết quả thường không đồng nhất và không có best practices.
  • Kết quả chạy ở quy mô nhỏ nên đôi khi kết quả không có ý nghĩa thống kê (statistically statistically significant)
  • Không scale được ở quy mô lớn
  • Không có budget chạy A/B testing và experiment những ideas mới

Với kinh nghiệm của tôi đã làm việc ở startup nhỏ đến tập đoàn lớn, tôi cho rằng các bạn trong 5 năm đầu mới vào ngành marketing thì nên vào nơi có marketing budget lớn và làm đa kênh để có nhiều cơ hội học và được làm nhiều thứ khác nhau. Với các tập đoàn lớn, họ có marketing budget phân bổ hàng quý và chạy liên tục trong thời gian dài, kết quả từ nhiều campaigns trước là kiến thức quý báu để bạn học hỏi và nâng cao kinh nghiệm.

Tuy marketing budget và KPI là thông tin confidential (bảo mật) và thường không biết con số chính xác. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể tự tìm hiểu thông qua các cách như sau:

EMAIL UPDATES

Growth Insider Newsletter

Subscribe to gain valuable insights on achieving career success and navigating the corporate complexity. Lessons about marketing, content strategy and building a side business.
Great! Please check your inbox and click the confirmation link.
Sorry, something went wrong. Please try again.

Written by

Anh Thu Do