Bài viết này chia sẻ bài học tiếp theo trong chuỗi 10 bài viết về những điều tôi đã học không hề dễ dàng trong sự nghiệp.
Tôi sẽ chia sẻ theo format như sau:
3 bài học về chuyển ngành
2 bài học về đổi việc
1 bài học về nghỉ phép dài hạn
Nội dung lần này khá chi tiết nên trong bài viết này, tôi sẽ tập trung vào chia sẻ 3 bài học về chuyển ngành trước:
Chuyển ngành
Tôi đã chuyển ngành khoảng 2 lần trong sự nghiệp. Từ làm tư vấn chiến lược (consulting) sang quản lý đầu tư rồi cuối cùng mới tìm được ngành mà tôi yêu thích nhất là marketing - và đó cũng là ngành tôi gắn bó đến tận bây giờ.
Trong 3 năm đầu đi làm, tôi từng không biết mình thích và giỏi cái gì nên cũng từng chạy theo xu hướng: ngành nào hot thì cũng cố gắng phấn đấu để vào. Mỗi lần chuyển ngành tôi đều có những bài học và trải nghiệm không thể nào quên.
Thế nên mỗi khi có bạn hỏi tôi là các bạn nên vào ngành gì khi chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, hay làm sao để chuyển ngành khi đã có kinh nghiệm làm việc nhiều năm thì tôi có 3 bài học muốn chia sẻ với các bạn:
I. Khi bạn đang ở trong khoảng trên dưới 2-5 năm kinh nghiệm làm việc thì đó là thời gian tốt nhất để chuyển ngành.
Nhiều bạn mới đi làm vài năm sẽ thường có xu hướng cảm thấy bắt đầu quen với môi trường làm việc và có tâm lý "ngại" chuyển việc. Nhất là khi bạn đã vượt qua giai đoạn làm intern để trở thành làm full-time, hay mới qua lên cấp vị trí cao khi mới bắt đầu.
Nhưng giai đoạn này mới là giai đoạn tốt nhất để chuyển ngành nếu như bạn cảm nhận được công việc hiện tại không phải là công việc bạn muốn gắn bó lâu dài, cũng như có mong muốn tìm kiếm nhưng cơ hội học tập ở ngành khác.
Bạn sẽ hỏi tôi vì sao? Bạn đã mất mấy năm đi làm chăm chỉ nhưng giờ bỏ tất cả để chuyển sang ngành khác thì có đáng tiếc không?
Tôi muốn bạn chậm lại một nhịp và suy nghĩ về tương lai của mình. Nếu như bạn đang ở độ tuổi 20 và sẽ đi làm đến năm 60 tuổi, hay thậm chí nếu bạn về hưu sớm ở tuổi 45. Bạn sẽ có ít nhất 25 đến 40 năm kinh nghiệm làm việc.
Cứ cho rằng bạn đã có khoảng gần 5 năm kinh nghiệm chăng nữa, bạn chỉ mới hoàn thành dưới 20% hành trình đi làm của mình. Vậy việc gồng lên và cố gắng làm trong một ngành (tôi nói ngành, chứ không phải công ty) mà bạn không thích trong 20-30 năm tới thì đó mới thực sự là một quyết định không hề dễ dàng.
Câu hỏi dành cho bạn là liệu bạn có thể tiếp tục làm một ngành mà bạn không thấy phù hợp trong 5 - 10 năm tới? Hay là quyết định thử sức để chuyển ngành khi bạn vẫn còn trẻ và có nhiều cơ hội hơn để bắt đầu lại từ đầu?
Khi bạn có càng nhiều kinh nghiệm lâu năm hơn thì chi phí cơ hội ngày càng lớn. Hơn nữa, việc có thêm nhiều trách nhiệm khi có gia đình và áp lực tài chính có thể sẽ khiến quyết định chuyển sang một ngành mới càng khó khăn hơn. Lời khuyên của tôi là thời điểm để chuyển ngành là càng sớm càng tốt nếu bạn đã thấy rất rõ ràng là ngành hiện tại không phù hợp với bạn.
Khi bạn ngày càng nhiều tuổi hơn, như GaryV đã từng chia sẻ trong một cuộc hội thảo, là bạn có thể sẽ phải đối mặt với một thứ còn đáng sợ hơn sự thất bại, đó là "sự hối tiếc". Hối tiếc vì đã không thử điều bạn muốn làm, hối tiếc vì bạn đã không làm điều gì đó sớm hơn.
Vậy nên hãy cân nhắc và suy nghĩ về việc bạn muốn làm nhất trong cuộc sống này. Nếu bạn chỉ có 10 năm nữa để đi làm, bạn sẽ muốn làm việc gì nhất?
II. Để chuyển ngành dễ dàng, bạn cần "transferrable skills" (kỹ năng có thể sử dụng ở nhiều ngành khác nhau).
.....
EMAIL UPDATES
Growth Insider Newsletter
Subscribe to gain valuable insights on achieving career success and navigating the corporate complexity. Lessons about marketing, content strategy and building a side business.