Tôi nghĩ ai cũng từng cảm thấy rất ngại về đàm phán lương và job offer. Hoặc đã từng cảm thấy mình rất ngây thơ về việc đó.
Chào các bạn,
Hôm nay tôi viết về bài học #2 trong series về 10 bài học tôi đã học một cách không hề dễ dàng trong sự nghiệp.
Mỗi khi có cơ hội nghề nghiệp mới, tôi thường phần lớn chú trọng đến tìm hiểu những yếu tố khác và thường để yếu lương bổng ở cuối cùng. Nên đến giai đoạn đàm phán lương, tôi từng rất lúng túng không biết nên làm thế nào cho đúng.
Bài viết này ghi lại những điều tôi học được và mong rằng những bạn trẻ nếu gặp phải vấn đề tương tự thì có thể phần nào được giải quyết.
4 điều tôi nhận ra về đàm phán lương:
1.Đàm phán lương là quyền lợi chính đáng của bạn và bạn cần đảm bảo giá trị bạn nhận được xứng đáng với giá trị bạn tạo ra cho công ty.
2. Bạn nên hiểu là dù bạn không muốn so sánh với người khác, mức lương thưởng của bạn cũng sẽ luôn được so sánh (benchmark) trong thị trường.
3. Mức lương của công ty bạn đang và sắp nhận có ảnh hưởng trực tiếp nên mức lương của công việc tiếp theo bạn có trong tương lai.
4. Đàm phán lương khi lên cấp thường khó khăn hơn và lâu hơn đàm phán lương khi bạn nhận việc mới.
Tôi sẽ đi sâu hơn về 4 vấn đề trên và cách tiếp cận về giải pháp:
- Đàm phán lương là quyền lợi chính đáng của bạn và bạn cần đảm bảo giá trị bạn nhận được xứng đáng với giá trị bạn tạo ra cho công ty.
Khi bạn bắt đầu quản lý P&L (Profit & Loss) của một phòng ban, một sản phẩm, một địa điểm kinh doanh, hay một công ty hay ít nhất đã học qua về Accounting, bạn sẽ hiểu là lương của bạn và team được để vào phần "Cost".
Điều đó có nghĩa là mọi giá trị bạn tạo ra cho công ty thuộc về một chuỗi vận hành tạo ra một giá trị lớn hơn tạo ra doanh thu "Revenue". Bởi vậy, nếu bạn thực sự hiểu rằng bạn đang tạo ra giá trị cuối cùng cho công ty là bao nhiêu, bạn xứng đáng được trả xứng đáng từ một phần giá trị đó.
Bởi vậy, khi đàm phán lương, bạn nên bỏ qua cảm giác mặc cảm và tư duy là mình đang "đi xin" công ty cho lên lương. Bởi thực tế đó không phải "xin" mà bạn đang đàm phán để công ty và bạn có thể tìm được cân bằng chung để cân đối hài hoà giữa giá trị bạn tạo ra cho công ty và mức trả bạn nhận được thoả đáng với bạn, cũng như đi đúng với đánh giá của của thị trường.
2. Bạn nên hiểu là dù bạn không muốn so sánh với người khác, mức lương thưởng của bạn cũng sẽ luôn được so sánh (benchmark) trong thị trường.
Bởi vậy, trước khi đàm phán lương, bạn cần tìm hiểu:
a) Các báo cáo về mức lương trên thị trường theo ngành, chức vụ hay cấp độ quản lý, kinh nghiệm làm việc để biết đc khoảng lương "salary range" của thị trường.
b) Nên tìm hiểu trong network khoảng lương "salary range" của các công ty trong ngành và vị trí bạn đang hướng đến. Các thông tin này sẽ sát hơn các báo cáo ở mục a)
c) Trao đổi trực tiếp trong interview về khoảng lương họ đang có.
3. Mức lương của công ty bạn đang và sắp nhận có ảnh hưởng trực tiếp đến mức lương của công việc tiếp theo bạn có trong tương lai.
Mỗi khi bạn đi xin việc mới, bạn sẽ nhận được câu hỏi này từ HR hoặc Hiring manager: "Mức lương mong muốn của bạn là bao nhiêu?" hay "Lương của công việc gần đây nhất bạn có là bao nhiêu?"
Đây câu hỏi then chốt trong việc thoả thuận lương nên một số kinh nghiệm cho bạn để trả lời:
- Bạn không bao giờ nên nói dối về mức lương bạn hiện có (ví dụ nói cao lên vì bạn muốn mức lương cao hơn) vì đấy là cách nhanh nhất để bị loại, đặc biệt là với những công ty lớn vì họ đánh giá bạn không trung thực và gần như 100% các tập đoàn lớn sẽ làm background check nên việc họ kiểm tra được là điều không khó.
- Tuy nhiên là công ty và nhân sự của công ty mới không có quyền về luật pháp bắt buộc bạn phải đưa payslip, hợp đồng lao động hay job offer để chứng minh lương của công ty bạn đã làm trừ phi là bạn tự nguyện đưa. Các thông tin này thường là private and confidential. Nên tôi thấy nhiều công ty ở VN đòi hỏi người lao động làm việc này thực ra là không hay, và sau đó họ dựa vào mức lương cũ để cộng thêm 5-10% lương cho bạn khi làm job offer khiến bạn khó thoả thuận lương.
Vậy dựa vào các thông tin trên, khi được hỏi về mức lương cũ, bạn có thể có không gian để đàm phán như sau:
- Đặt câu hỏi với họ trực tiếp về khoảng lương công ty đang có cho vị trí này khi phỏng vấn.
- Chia sẻ "mức lương bạn kỳ vọng có được" sau khi tìm hiểu về mức lương của công ty và đánh giá của thị trường.
- Bạn có thể không chia sẻ chính xác mức lương hiện tại, nhưng bạn có thể chia sẻ đúng khoảng lương bạn đang nhận (current salary range) trong đó mức chính xác nằm ở khoảng giữa.
- Bạn có quyền không chia sẻ hợp đồng hiện tại, nhất là hợp đồng đó được ghi là private và confidential.
Nếu mức lương trong job offer chưa đạt ở mức bạn kỳ vọng, bạn có thể cân nhắc các hạng mục khác để đàm phán: