Bài học về đổi việc và nghỉ phép dài hạn
Photo by Igor Omilaev / Unsplash

Bài học về đổi việc và nghỉ phép dài hạn

Đây cũng là bài viết #10 trong series 10 bài học tôi đã học không hề dễ dàng trong sự nghiệp, và cũng là bài viết tiếp nối của bài học về chuyển ngành trước đó.

Trong bài viết này, tôi sẽ đi sâu vào chia sẻ về đổi việc (nhưng không đổi ngành), chú trọng vào việc lựa chọn công ty bạn sẽ gắn bó làm việc, khi nào nên đổi việc và những trải nghiệm của tôi về nghỉ phép dài hạn tôi đã có trong hơn 11 năm làm việc.

Đổi việc

I. Ba yếu tố quan trọng nhất để chọn vào công ty tốt và phù hợp với bạn

Tôi thường quan sát thấy nhiều bạn chia sẻ với tôi rằng các bạn thường chọn công ty dựa vào 3 yếu tố như sau: brand của công ty, tên vị trí và mức lương. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào các yếu tố này thì sẽ rất có khả năng bạn sẽ bị cuốn theo những xu hướng tìm việc mang tính chất chú trọng vào danh tiếng hay lương bổng, thay vì tìm ra công việc giúp bạn phát triển trình độ và kinh nghiệm.

Tôi sẽ đi sâu vào phân tích vấn đề này như sau:

Dựa theo kinh nghiệm làm việc của tôi làm từ công ty local đến international, trải qua từ mức lương thấp nhất từ lương intern đến mức lương executive, có nơi tôi chỉ ở có 2 tháng, có nơi tôi ở đến hơn 6 năm, tôi sẽ khuyên các bạn hãy dựa theo 3 yếu tố sau để chọn doanh nghiệp:

1) Văn hoá doanh nghiệp

2) Văn hoá đội nhóm

3) Cơ hội học tập, đặc biệt là phát triển kỹ năng chuyên sâu

Vì sao lại tập trung vào 3 yếu tố này?

1) Văn hoá doanh nghiệp

Phần lớn mọi người ít đề cao và tìm hiểu văn hoá doanh nghiệp khi trong quá trình thi tuyển đầu vào. Và đôi khi nhầm lẫn với việc nếu doanh nghiệp đó có brand lớn, thì nghĩ rằng mọi thứ của doanh nghiệp đó cũng sẽ ổn.

Tuy nhiên, tôi muốn nhấn mạnh rằng nhiều doanh nghiệp lớn vẫn có văn hoá làm việc độc hại. Để ở lại một công ty lâu, thì văn hoá doanh nghiệp có core values (giá trị cốt lõi) phù hợp với giá trị của bạn là điều vô cùng quan trọng. Khi có sự đồng điệu thì khả năng bạn tìm được môi trường làm việc tốt, phù hợp để bạn phát triển và gắn bó lâu dài là rất cao.

Bởi vậy việc tìm hiểu xem văn hoá doanh nghiệp có phù hợp với bạn là một trong những topic bạn cần tìm hiểu kỹ khi ứng tuyển. Để tìm hiểu bạn sử dụng các phương pháp sau đây:

  • Nói chuyện với người đang làm và đã làm lại công ty
  • Đặt câu hỏi trong buổi phỏng vấn và quan sát cách doanh nghiệp tuyển dụng
  • Tìm kiếm thông tin về công ty trên các forum. Với các công ty nước ngoài, các bạn hãy tìm đánh giá trên Glassdoor và Quora.
  • Tìm kiếm các bài viết của công ty trên các social channel, website, email và các bài viết khác viết về các hoạt động của công ty.
  • Tìm kiếm và xem các videos phỏng vấn các cấp lãnh đạo (C-level/Founders) của công ty chia sẻ về văn hoá doanh nghiệp, vì sao thành lập doanh nghiệp vv

2) Văn hoá đội nhóm

Sau khi tìm hiểu văn hoá doanh nghiệp, thì bước tiếp theo bạn cần tìm hiểu văn hoá đội nhóm mà bạn đang ứng tuyển vào làm việc.

Văn hoá đội nhóm bao gồm:

  • Team dynamics (Team dynamics are group dynamics, representing the behavioral relationships among members of a group of individuals assigned to a task): mối quan hệ hành vi giữa các thành viên trong một đội nhóm khi được giao một nhiệm vụ.
  • Leadership style of managers: phong cách lãnh đạo của người quản lý trực tiếp và gián tiếp của đội nhóm đó.

Nếu văn hoá doanh nghiệp là cái ô lớn bao trùm ở trên, thì văn hoá đội nhóm là phòng cộng đồng mà ngày ngày bạn đến và sinh hoạt tại đó. Nhiều doanh nghiệp tuy có văn hoá rất tốt, nhưng ở một số đội nhóm lại có văn hoá làm việc không tốt, có thể do co-workers hay managers - hay ngược lại lên cần phải tìm hiểu cả hai tầng văn hoá.

Cách tìm hiểu văn hoá đội nhóm thì khó hơn tìm hiểu văn hoá doanh nghiệp. Nhưng sẽ vẫn sử dụng một số phương pháp chính sau đây:

  • Nói chuyện với người đang làm và đã làm lại công ty, nhất là những người làm trong phòng ban và làm việc thường xuyên với phòng ban bạn đang tìm hiểu
  • Đặt câu hỏi trong buổi phỏng vấn với người đang làm trong đội ngũ và các cấp quản lý.
  • Tìm kiếm trên Glassdoor với các công ty quốc tế, nhưng filter vào đúng vị trí hay phòng ban bạn ứng tuyển.
  • Tìm hiểu profile của các quản lý trực tiếp và gián tiếp của phòng ban thông qua search và social media (như LinkedIn) để hiểu thêm về phong cách và quá trình làm việc trước đó của họ.

Việc tìm được văn hoá đội nhóm phù hợp, đặc biệt là người lãnh đạo/quản lý tốt sẽ là một phần vô cùng quan trọng để bạn có thể gắn bó lâu dài. Hãy nhớ rằng dù thế nào, bạn sẽ làm việc với con người nên việc tìm hiểu ai là người bạn sẽ làm cùng hàng ngày là một yếu tố không được phép bỏ qua.

3) Cơ hội học tập, đặc biệt là phát triển kỹ năng chuyên sâu

Theo ý kiến cá nhận của tôi, nếu để lựa chọn giữa 2 công việc, một cái cho bạn cơ hội học tập, phát triển kỹ năng hàng đầu VÀ một công việc ít cơ hội phát triển hơn nhưng lương cao hơn - thì hãy cân nhắc lựa chọn công việc có cơ hội học tập tốt hơn.

Trong 5 năm đầu đi làm, hãy ưu tiên vào những công ty có chương trình đào tạo và phát triển con người, cũng như chú trọng vào dạy việc một cách bài bản, tạo cơ hội cho nhân viên phát triển kỹ năng chuyên sâu và kỹ năng mềm. Khi bạn đã có kinh nghiệm và chuyên môn vững vàng, thì bạn có rất rất nhiều cơ hội để chuyển tiếp sang những công ty hay vị trí mới, và lương bổng cũng theo đó mà tăng lên luỹ tiến theo giá trị mà bạn có thể tạo ra nhờ vào kinh nghiệm của bạn.

Nói một cách ngắn gọn, hãy tối ưu cho việc học nghề của bạn, học nhanh và học giỏi, tìm một công ty và đội nhóm tốt để học. Khi còn trẻ đừng nghĩ quá nhiều đến việc lương bạn cao hay thấp, đừng đánh đổi cơ hội tốt để học để lấy công việc nhàn hạ, lương cao hơn. Bởi làm vậy là tối ưu cho lợi ích ngắn hạn.

Khi bạn ở một môi trường tốt và phát triển kinh nghiệm và kỹ năng càng nhanh, thì cơ hội để bạn gấp đôi, gấp ba hay gấp 10 mức lương chỉ trong 5-7 năm tiếp theo là điều hoàn toàn có thể.

Để làm được như vậy cái bạn cần là "stepping stone" - một bước đi để bạn bước lên một bước đi cao hơn trong tương lai.

EMAIL UPDATES

Growth Insider Newsletter

Subscribe to gain valuable insights on achieving career success and navigating the corporate complexity. Lessons about marketing, content strategy and building a side business.
Great! Please check your inbox and click the confirmation link.
Sorry, something went wrong. Please try again.

Written by

Anh Thu Do