Bài học về giải quyết mâu thuẫn nơi công sở
Photo by NEOM / Unsplash

Bài học về giải quyết mâu thuẫn nơi công sở

Chào các bạn,

Sau khi nhận được nhiều phản hồi rất tích cực từ các bạn sau series 10 bài học mà tôi đã học không hề dễ dàng trong sự nghiệp, tôi quyết định sẽ viết thêm một số bài học nữa trong các newsletter sắp tới. Các bạn có thể tiếp tục gửi câu hỏi thêm tại đây.

Bài viết hôm nay là về chủ đề giải quyết mâu thuẫn.

Tôi nghĩ chủ đề này không có nhiều người phân tích, một phần vì đó là một chủ đề nhạy cảm.

Nếu không biết cách xử lý tốt thì bạn thường sẽ không xây dựng được uy tín và mối quan hệ tốt với đồng nghiệp và cấp trên. Điều này thường có ảnh hưởng không tốt tới quá trình làm việc lâu dài trong công ty cũng như thăng tiến sự nghiệp.

Hôm nay tôi sẽ chia sẻ với các bạn 3 quan điểm tôi có để giúp bạn giải quyết vấn đề này:

Chấp nhận việc ai cũng có quan điểm riêng nên phải tìm hiểu bối cảnh (context) và lợi ích của mỗi bên

Có một điều tôi nhận thấy là mâu thuẫn dễ xảy ra nêú môi trường làm việc có 2 nhóm chính:

  • Nhóm không có ý kiến hay không thể hiện ý kiến
  • Nhóm có ý kiến mạnh và không thích người khác có ý kiến khác mình, trong đó có trường hợp là người có nhiều tuổi hơn và chức vụ cao hơn.

Thế nên việc bạn có ý kiến riêng, hay ý kiến khác với số đông hay có ý kiến khác với cấp trên thường được nhìn nhận không hay.

Nếu người kia không cởi mở trong việc đón nhận ý kiến mới, thì bất đồng ý kiến dẫn đến mâu thuẫn là điều có thể xảy ra.

Lời khuyên có trường hợp này là nếu môi trường làm việc bạn đang có không cởi mở và đón nhận ý kiến đa dạng như các môi trường nước ngoài thì khi có ý kiến khác biệt, thì điều đầu tiên bạn cần làm đó là:

Bạn cần đặt hỏi TẠI SAO để TÌM HIỂU CONTEXT vì sao người khác lại có ý kiến khác biệt như vậy.

Chú ý hãy bắt đầu từ việc lắng nghe và tìm hiểu tại sao, thay vì phản đối hay phản biện một cách mạnh mẽ.

Các bạn nên nhớ rằng sự khác biệt về quan điểm đến từ quan điểm sống, đến từ kinh nghiệm làm việc trước đây, đến từ nhân tố khác nhau mà bạn có thể không biết, hoặc đơn giản là lợi ích của mỗi người trong cùng một vấn đề sẽ khác nhau.

Sự khác biệt có thể không phải là xấu, nó chỉ phản ánh những ý kiến đến từ những khía cạnh khác nhau.

Nhiệm vụ của bạn đầu tiên là đặt câu hỏi TẠI SAO để HIỂU.

Hiểu nguồn gốc của cách suy nghĩ và đưa ra nhận định của một con người dựa trên bối cảnh là một kỹ năng quan trọng ai cũng cần luyện tập, thay vì luôn luôn bảo vệ quan điểm của mình một cách vô thức.

Hãy luôn tìm kiếm cơ hội để hợp tác và nâng đỡ điểm mạnh của nhau

Điểm quan trọng tiếp theo bạn cần nhớ đó là mâu thuẫn trong môi trường làm việc sẽ không giúp bạn giải quyết được công việc nhanh mà trái lại thường dẫn đến sự trì trệ.

Công ty càng lớn, số lượng người càng nhiều thì kỹ năng và scope công việc của mỗi người và mỗi phòng ban càng chuyên biệt. Đồng nghĩa với việc bạn phải học kỹ năng hợp tác và biết rõ điểm mạnh của nhau để cùng làm việc.

Bởi vậy, nên việc phân tích ai đúng ai sai sẽ không quan trọng bằng tìm ra một vài điểm có tiếng nói chung.

....

EMAIL UPDATES

Growth Insider Newsletter

Subscribe to gain valuable insights on achieving career success and navigating the corporate complexity. Lessons about marketing, content strategy and building a side business.
Great! Please check your inbox and click the confirmation link.
Sorry, something went wrong. Please try again.

Written by

Anh Thu Do