Bài học về sa thải và nghỉ việc
Photo by Rafay Ansari / Unsplash

Bài học về sa thải và nghỉ việc

Chào các bạn,

Hôm nay tôi cảm thấy nên dành thời gian để viết topic này với mong muốn chia sẻ này có thể hỗ trợ các bạn đang ở trong giai đoạn sa thải và nghỉ việc.

Việc rơi vào sa thải và nghỉ việc là một trải nghiệm không ai muốn có, nhưng trong 2 năm gần đây, làn sóng sa thải diễn ra ở các tập đoàn lớn không còn là ít và thậm chí ở cả các startups. Tôi nghĩ việc có sự chuẩn bị là điều cần thiết. Bài viết hôm nay ghi lại nhiều bài học tôi có được từ các câu chuyện của bản thân, của đồng nghiệp cũ, bạn bè và người trong ngành.

Sa thải hàng loạt diễn ra rất nhanh nhưng trước đó đều có dấu hiệu nhận biết

Phần lớn khi sa thải diễn ra thì thường được lên kế hoạch từ các cấp cao nhất với phòng HR, Legal và Finance và thường diễn ra trong bí mật. Khi xảy ra, thì sa thải được tiến hành rất nhanh:

  • Meeting 1:1 trong khoảng 15-20p, được set private và không có agenda được báo trước.
  • Các meeting 1:1 được set liên tục với nhiều người nên sẽ thấy các slot meetings được xếp back to back trong lịch của quản lý và HR.
  • Máy tính, điện thoại và các thiết bị cùng các account của công ty sẽ bị locked out. Một số nơi thẻ ra vào văn phòng sẽ bị khoá.
  • Nhận được email thông báo sa thải và offer đền bù (nếu có)

Các dấu hiệu nhận biết thường đến từ các thay đổi nội bộ:

  • Sự thay đổi về nhân sự cấp cao
  • Kế hoạch về global/regional/local restructuring - hay nói ngắn gọn là "re-org"
  • Có sự cắt giảm về việc chi tiêu có nhiều mảng bao gồm marketing, không tuyển mới, giảm các chi phí thuộc về team building, travel cost, bonus. etc
  • Thay đổi KPI/OKR và chiến lược hoạt động một cách đột ngột và thường xuyên
  • Thời gian diễn ra thường vào tháng 1 ngay sau khi kết thúc năm tài chính, tháng 4 ngay trước mùa thuế (tax season), hay trước khi có quarterly hay annual performance review cho nhân viên, hoặc là trước lúc chia sẻ báo cáo tài chính quý với nhà đầu tư (earning call) đối với public company - và nói chung thời gian đều khi timing kỹ càng để giảm thiểu rủi ro về tài chính, luật pháp và PR với công ty.

Khi sa thải diễn ra với bạn thì cần làm gì?

Bạn sẽ không thay đổi được quyết định của công ty nhưng bạn có thể làm những điều sau để bảo vệ quyền lợi chính đáng của bạn:

Bảo vệ dữ liệu cá nhân

  • Kiểm tra lại các điều khoản trong hợp đồng lao động đã ký kết, đối chiếu với luật lao động ở địa phương để hiểu rõ về các quyền và nghĩa vụ của mỗi bên khi chấm dứt hợp đồng, thời gian thông báo trước hạn, các điều khoản bồi thường (nếu có)
  • Kiểm tra và sao lưu lại toàn bộ pay slip (bản sao kê lương hàng tháng), quyết toán thuế và thông báo thuế liên quan đến thu nhập đã nhận ở công ty, các thông tin về quyền lợi (employee benefits) bao gồm thông tin healthcare, social insurance và stocks/equity (thời hạn đáo hạn, khoản sắp nhận và đã nhận)
  • Lưu giữ lại các thông tin quan trọng về performance review, bonus, và các public appraisal, vd như các bằng chứng cho thấy bạn được sếp khen thưởng trước toàn thể công ty hay đội nhóm qua email hay company event qua các thời kỳ (nếu có). Vì bạn sẽ có thể cần dùng đến chúng để chứng minh năng lực trong tương lai.
  • Cẩn trọng lưu giữ một số email quan trọng (nếu có) liên quan đến cá nhân bạn để follow up trong tương lai nếu cần
  • Lưu lại một số ảnh chụp với cá nhân và tập thể để làm kỷ niệm (nếu có)
  • Hỏi xin đồng nghiệp và một số lãnh đạo contact cá nhân của họ như email và số điện thoại cá nhân, hay kết nối qua mạng xã hội để giữ liên hệ trong tương lai và lấy recommendations.

Kinh nghiệm của nhiều người đã kể lại với tôi là đôi khi sa thải diễn ra quá nhanh khiến việc bị locking out ra khỏi thiết bị của công ty khiến họ không kịp làm gì. Tuy nhiên việc sao lưu các thông tin này là rất cần thiết, vậy nên tôi cũng khuyên các bạn nên tạo thói quen để sao lưu các thông tin cá nhân của bạn về tài khoản cá nhân từ sớm và thường xuyên, nếu được thì tách riêng máy tính, điện thoại của công ty và cá nhân để tránh những việc đáng tiếc như này xảy ra.

Các bạn cần lưu ý, bạn chỉ được phép lưu giữ các thông tin cá nhân của riêng bạn. Các thông tin khác sẽ thuộc về bảo mật dữ liệu của công ty, bạn có thể sẽ không có quyền sao chép và lưu giữ, nên hãy đọc kỹ hợp đồng và company policy để biết chính xác nên làm gì.

Đàm phán severance package

Đây là một phần quan trọng và thú vị. Tôi đã tìm hiểu tương đối về vấn đề này trước khi chia sẻ với các bạn như sau:

EMAIL UPDATES

Growth Insider Newsletter

Subscribe to gain valuable insights on achieving career success and navigating the corporate complexity. Lessons about marketing, content strategy and building a side business.
Great! Please check your inbox and click the confirmation link.
Sorry, something went wrong. Please try again.

Written by

Anh Thu Do