Tôi nhận được một câu hỏi khá hay của một bạn hỏi về việc sau khi đi làm vài năm, thì sẽ bước đến ngã ba đường và phân vân giữa các lựa chọn:
1) trở thành generalist
2) trở thành specialist để tiến tới thành expert trong một ngành
3) trở thành people manager
Bây giờ tôi sẽ đi sâu vào phân tích các lựa chọn này, cũng như chia sẻ cách kết hợp các lựa chọn đó để giúp bạn phát triển sự nghiệp:
I. Generalist
Định nghĩa của "generalist" là "a person whose knowledge, aptitudes, and skills are applied to a field as a whole or to a variety of different fields" (dictionary.com). Nói một cách khái quát, là kiến thức và kinh nghiệm làm việc của generalist có thể làm được nhiều ngành khác nhau.
Thế nên với profile này bạn sẽ học các kỹ năng trải ngang như hình minh hoạ.
Một ví dụ là công việc full-time đầu tiên của tôi là làm management consulting với vị trí business analyst. Công việc hàng chủ yếu là research, viết report, làm slide chuyên nghiệp, đi họp với khách hàng, đi phỏng vấn chuyên gia trong ngành, ngồi tổng hợp phân tích số liệu và nhiều công việc không tên khác. Làm xong dự án tư vấn với một công ty trong ngành A thì sẽ chuyển sang một dự án tư vấn công ty khác trong ngành B, và tiếp tục như vậy.
Đa phần những kỹ năng này bạn sẽ thấy là gần như công việc nào cũng cần, nên nó có tính ứng dụng ở rất nhiều công ty và ngành khác nhau. Những người làm công việc này nếu không có industry expertise thực tế trước đó, thì họ chính là generalist - tức là không có kiến thức chuyên sâu về một ngành, mà họ làm việc với nhiều dự án hay nhiều khách hàng ở nhiều ngành khác nhau.
Phần lớn các bạn trẻ ở các vị trí junior vào ngành management consulting, advisory, finance, research, hay kể cả account management ở các agency thì họ đều bắt đầu là generalist, bởi họ chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc trong một ngành thực tế.
Ở giai đoạn này có thể bạn sẽ đổi việc và chuyển việc vài lần để chọn một môi trường làm việc và ngành bạn thích.
II. Specialist to Expert
Trở thành specialist hay expert thì tức là bạn sẽ tập trung toàn bộ kỹ năng và kiến thức vào một ngành duy nhất, và tiếp tục làm việc để nâng cấp trình độ từ mức cơ bản lên mức nâng cao, chạy dọc từ trên xuống dưới như hình chữ I trong hình minh hoạ.
Việc bắt đầu sự nghiệp và vào ngay được chữ I thì thực sự bạn khá là may mắn vì tìm ra ngay được công việc và ngành bạn rất yêu thích, và quyết định gắn bó luôn để trở thành chuyên gia về lĩnh vực này.
Một số ví dụ có thể kể đến cho dạng profile này là tiến sĩ nghiên cứu, giáo sư hay chuyên gia với 30-40 năm kinh nghiệm.
Tuy nhiên với cuộc sống hiện đại ngày càng nhiều cơ hội cũng như thay đổi, thì việc phát triển sự nghiệp theo chữ I thì có 2 khó khăn:
Nếu bạn không hiểu rõ bạn thích hay đam mê ngành gì, hay giỏi ở mảng nào thì sẽ khó lên mức expert khi phát triển theo chữ I.
Khi đi theo chữ I thì các kỹ năng và kiến thức có sự chuyên biệt cho một ngành nhất định, nên việc chuyển đổi sang các cơ hội khác sẽ khó khăn vì bạn không có các kỹ năng chuyển đổi (transferable skills).
Theo kinh nghiệm làm việc của tôi, thì bạn nên cân nhắc kết hợp đi theo mô hình chữ T để phát triển sự nghiệp:
Có 2 bước chính:
Bước 1: Phát triển toàn diện các kỹ năng thuộc về essential skills mà công việc nào cũng cần có:
Danh sách các kỹ năng cơ bản cho bạn tham khảo bao gồm:
Communication Skills:
Verbal communication
Written communication
Active listening
Teamwork and Collaboration:
Ability to work effectively in a team
Collaboration and coordination with colleagues
Problem-solving:
Critical thinking
Analytical skills
Decision-making
Adaptability and Flexibility:
Ability to adapt to change
Openness to learning new skills
Time Management:
Prioritization of tasks
Meeting deadlines
Creativity and Innovation:
Thinking creatively to solve problems
Generating new ideas
Organizational Skills:
Planning and organizing work
Attention to detail
Interpersonal Skills:
Building and maintaining relationships
Empathy and understanding
Negotiation Skills:
Ability to negotiate effectively
Conflict resolution
Self-motivation:
Taking initiative
Working independently
Emotional Intelligence:
Understanding and managing one's own emotions
Understanding and empathizing with others' emotions
Networking:
Building professional relationships
Networking for career development
Customer Service:
Understanding and meeting customer needs
Resolving customer issues
Literacy:
Basic understanding of financial principles
Proficiency with digital tools and technology
Adaptability to new digital platforms
Cultural Awareness:
Understanding and respecting diverse cultures
Cultural sensitivity in the workplace
Bước 2: Lựa chọn một số functional skills hay kiến thức ngành đặc thù (industry specific) để bạn đưa lên cấp độ nâng cao.
Tôi sẽ lấy ví dụ về ngành marketing để bạn dễ hình dung dưới đây. Bạn cũng có thể làm tương tự với các ngành khác:
Một số các functional skills đặc thù của marketing:
Market Research
Digital Marketing: SEO, Social media, Email, Paid Ads etc
Content Creation
Marketing Analytics
Branding
Một số các Industry-Specific Skills in Marketing (e.g., for a B2C Tech Company):
Tech Product Knowledge
Growth & Product Marketing
Subscription / Freemium business model
Data-driven proficiency
User data privacy
Mô hình chữ T là mô hình tôi thích nhất và thường chia sẻ với các bạn trẻ vì lợi thế về tính linh động khi chuyển ngành, đổi việc hay muốn trải nghiệm trước.
Bạn có thể bắt đầu là một generalist để phát triển nhiều kỹ năng cần thiết, trước khi lựa chọn một số kỹ năng chuyên biệt của ngành để phát triển chuyên sâu.
Sau đây chúng ta sẽ nói về các kỹ năng cần của people manager.
EMAIL UPDATES
Growth Insider Newsletter
Subscribe to gain valuable insights on achieving career success and navigating the corporate complexity. Lessons about marketing, content strategy and building a side business.