Hôm nay tôi sẽ chia sẻ tiếp bài học thứ #6 - một trong 10 bài học tôi đã học một cách không hề dễ dàng trong sự nghiệp.
Xuất phát điểm về tiếng Anh của tôi là 100% học tại Việt Nam và học trường công. Nên tiếng Anh học gói gọn trong hình thức truyền thống: 12 năm học SGK của bộ GD và học thêm tiếng Anh ở trung tâm kiểu luyện đề.
Năm tôi thi vào cấp 3, tôi suýt soát thiếu một xíu điểm nên trượt chuyên Anh trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ, nhưng lại thừa một đống điểm vào trường top đầu ở Hà Nội nên vào học chuyên ban A (Toán Lý Hoá).
Tôi kể như vậy là để các bạn biết là xuất phát điểm của tôi giống như hàng triệu các bạn trẻ khác đang sống ở VN: Lớn lên và đi học tại trường công Việt Nam, và cũng không có học trường chuyên ngữ. Ngoài ra tôi cũng không có cơ hội đi ra ngoài nước ngoài mãi đến khi gần tốt nghiệp đại học năm 21 tuổi.
Tôi biết có rất nhiều bạn cảm thấy để thành thạo tiếng Anh trong môi trường học tập và sinh sống ở Việt Nam không phải ngày một ngày hai. Ai cũng biết lợi thế của việc thành thạo tiếng Anh nhưng để có được lợi thế đó cũng cần rất nhiều công sức.
Hơn 10 năm làm việc tại các tập đoàn nước ngoài và cũng như sống ở Singapore và Mỹ nhiều năm, tôi hiện để mức độ tiếng Anh của tôi là "bilingual proficiency".
Để đạt được khả năng hiện nay, tôi muốn chia sẻ lại kinh nghiệm học ngôn ngữ của tôi, mà tôi thấy có nhiều điểm khác với nhiều bạn đã từng chia sẻ trước đó như sau:
Dừng lại việc ám ảnh về band điểm IELTS hay TOEFL
Việc đánh giá trình độ tiếng Anh thông qua việc điểm thi cao chỉ mang tính chất tương đối. Tôi đã từng gặp nhiều người IELTS 7-8.0 nhưng vẫn gặp khó khăn trong giao tiếp tiếng Anh ở môi trường làm việc chuyên nghiệp. Bởi việc ôn luyện đề lấy chứng chỉ sẽ khác rất xa với việc dùng tiếng Anh thành thạo như người bản xứ. Thế nên mới có câu nói đùa là nếu người bản xứ lần đầu thi IELTS có khi họ chưa chắc đã được band điểm 9.
Xác định mục tiêu học tiếng Anh là để phục vụ cho thăng tiến nghề nghiệp cho chính bạn
Khi bạn dừng ám ảnh về điểm số chứng chỉ tiếng Anh được bao nhiêu thì bạn sẽ thoát khỏi nỗi sợ thi cử, luyện đề cũng như không tạo áp lực so sánh điểm số mình với người khác. Bạn được band bao nhiêu điểm không quan trọng bằng việc bạn có thể sử dụng thành thạo tiếng Anh một cách tự tin trong công việc.
Bởi vậy, bạn nên tập trung vào học cho bản thân bạn: Bạn cần học tiếng Anh như thế nào để ngôn ngữ giúp bạn thăng tiến trong môi trường làm việc quốc tế có nhiều người giỏi và đầy tính cạnh tranh.
Tôi sẽ chia sẻ để giúp bạn đạt được mục tiêu này theo nhóm kỹ năng và chiến lược phù hợp:
Kỹ năng NGHE & NÓI: Đây là kỹ năng đa phần các bạn học trong nước sẽ yếu nhất.
Bước 1: Tập trung vào luyện phát âm (pronunciation)
Chia sẻ với các bạn là năm tôi vào đại học và tôi quyết định đi học một khoá phát âm sử dụng cuốn sách "Sheep and Ship" của Ann Baker. Và đây là một bước ngoặt trong việc đưa khả năng nói của tôi lên tầm cao mới.
Thời điểm đó, tôi đã nhận ra là sau bao nhiêu năm đi học tiếng Anh ở trường, tôi vẫn từng nhầm lẫn phát âm những từ cơ bản nhất. Vấn đề không phải là không biết từ đó nhưng với hệ thống giáo dục là thầy cô giáo dạy tiếng Anh cũng là người Việt và họ cũng nói không chuẩn tiếng Anh thì đầu ra học sinh cũng sẽ nói không chuẩn.
Một bài học tôi đã học được là nếu bạn có thể phát âm chuẩn từng từ một, dù đó là trong một cuộc hội thoại đơn giản và cơ bản nhất, bạn sẽ học thêm được 2 cái lợi:
Người bản xứ sẽ HIỂU bạn đang nói gì. Nói cho cùng, việc giao tiếp với người nước ngoài khó khăn phần lớn là do bạn nói mà họ không hiểu. Xong đó bạn lại càng sợ không dám nói. Nên cần phải luyện phát âm chuẩn với những từ và câu cơ bản trước.
Khi bạn phát âm CHUẨN thì bạn sẽ có kỹ năng NGHE tốt hơn và PHÂN BIỆT được sự khác biệt của các từ hơi giống nhau.
Bước 2: Tập trung vào các kỹ năng sử dụng tiếng Anh cần thiết cho công việc mà bạn cần phát triển:
...
EMAIL UPDATES
Growth Insider Newsletter
Subscribe to gain valuable insights on achieving career success and navigating the corporate complexity. Lessons about marketing, content strategy and building a side business.