FAQ về Product Marketing trong tech companies
Sau khi host buổi #AskMeAnything tuần trước thì giờ tôi chia sẻ lại với các bạn các nội dung chính mà tôi thấy các bạn hay hỏi về cách vào ngành Product Marketing trong công ty công nghệ ở dưới đây:
Tôi đã nhận được nhiều câu hỏi khác nhau nhưng nhìn chung tập trung vào 2 mảng chính:
1) Làm thế nào để ứng tuyển thành công vị trí Product Marketing ở các công ty tech khi kinh nghiệm làm trong ngành này chưa có nhiều.
2) Các kiến thức, kỹ năng và nguồn học cần biết chuẩn bị cho làm trong ngành này.
Để giúp các bạn vượt qua 2 khó khăn này, tôi sẽ tóm tắt lại nội dung trả lời như dưới đây:
Product Marketing là một ngành có số lượng vị trí tuyển dụng theo tôi đánh giá là còn ít ở Việt Nam, và thường có ở một số big tech companies tại Việt Nam và chủ yếu là global big tech như Google, Meta, Tik Tok v.v.
Hiện tech startups ở nước ngoài thì team Product Marketing khá phổ biến, nhưng lại chưa quá phổ biến ở tech startup ở Việt Nam hoặc là sẽ kiêm nhiệm thêm nhiều mảng việc khác như không làm thuần về Product MKT.
Nhìn chung các vị trí Product Marketing full-time mà tuyển ở VN thì thường tuyển người đã có vài năm kinh nghiệm trở lên, trừ khi tuyển intern. Bởi vậy các bạn fresh grad nên cân nhắc chọn một số ngành có các nhóm kỹ năng và kiến thức có thể chuyển tiếp trong thời gian đầu, trước khi sang vị trí Product MKT ở các big tech.
Các công ty big tech thường tuyển người làm Product MKT nhiều từ các nhóm ngành như sau:
1️⃣ Management Consulting, Investment Banking: Có khả năng học hỏi nhanh, kỹ năng giải quyết vấn đề (problem solving), tư duy phản biện tốt (critical thinking), mạnh về hoạch định chiến lược như GTM Strategy, Market Research.
Các bạn nhóm ngành này khi vào big tech sẽ học thêm để bổ sung về kiến thức làm Marketing.
2️⃣ Brand Marketing tại FMCG (Unilever, P&G, Nestle, vv): Có sẵn kiến thức đào tạo chuẩn về Marketing nói chung, đặc biệt là làm MKT ở quy mô lớn.
Tuy nhiên do tính chất Brand MKT làm nhiều ở top of the funnel (Brand Awareness) nên khi chuyển sang Product MKT sẽ tập trung nhiều hơn ở tầng funnel dưới như Activation và Acquisition.
3️⃣ Marketing Agency lớn (Publicis, WPP, v.v.): Đã từng làm các campaign cho cho các công ty lớn như paid media, brand campaign - cũng là một lợi thế để chuyển sang tech companies.
Tuy nhiên các bạn làm trong vị trí này sẽ nặng về làm marketing execution nên khi chuyển sang làm product marketing cần biết thêm kỹ năng về kỹ năng giải quyết vấn đề (problem solving), tư duy phản biện tốt (critical thinking), mạnh về hoạch định chiến lược như GTM Strategy.
4️⃣ Làm Product Marketing/Growth Marketing nhưng ở quy mô nhỏ hơn như các công ty tech nội địa ở Việt Nam (MoMo, Zalo Pay, E-commerce, v.v.): Có lợi thế để chuyển tiếp nhưng cần lưu ý là do làm tập trung cho thị trường Việt Nam nên kiến thức về marketing của các bạn có tính đặc thù cho thị trường Việt Nam (developing market, niche) nên khi chuyển sang các công ty tech lớn quốc tế thì cần bổ sung kiến thức về sản phẩm công nghệ có quy mô lớn hơn nhiều (từ vài triệu người dùng ở VN lên hàng trăm triệu, thậm chí tỉ người dùng như sản phẩm của Google, Meta, TikTok).
Bạn cần có marketing understand rộng hơn và hiểu sự khác biệt về các khu vực và thị trường như châu Á Thái Bình Dương, châu Âu, châu Mỹ hay sự khác biệt giữa thị trường phát triển và đang phát triển, sự khác biệt về văn hoá và hành vi người tiêu dùng của mỗi nước để phát triển chiến lược marketing phù hợp.
Hiện nay nhóm 1 và nhóm 2 đang là 2 nhóm ngành có các bạn chuyển sang big tech nhiều nhất.
Nếu bạn đang không có hoặc rất ít kinh nghiệm làm việc, hãy chú trọng tích luỹ kinh nghiệm làm việc trước bằng cách đi internship, đi làm các ngành khác để lấy các nhóm kiến thức, kinh nghiệm cần thiết sau để làm trong Product Marketing:
- Marketing Strategy
- Paid Media
- Content & Social Media
- PR-Communications
- Marketing Analytics
- Market Research
- B2B/B2C Sales & Marketing
Các kỹ năng mềm như:
- Stakeholder Management
- Project Management
- Problem Solving
- Critical Thinking
- Leadership, Teamworks
- Presentation/Communications
Các kiến thức về sản phẩm công nghệ và business model như:
1️⃣ Sản phẩm công nghệ:
- Sản phẩm gồm tính năng gì?
- Sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh?
- Sản phẩm đang phục vụ đối tượng nào và ở thị trường nào?
- Xu hướng phát triển của sản phẩm trong tương lai?
Bạn có thể học về về tính năng sản phẩm từ nhiều nguồn miễn phí:
- Trải nghiệm sử dụng sản phẩm khi là free/paid user
- Đọc thêm các báo cáo về ngành, blog và bài so sánh sản phẩm
- Tham gia các khoá học (có thể lấy chứng chỉ) của công ty đào tạo và giới thiệu về sản phẩm (Meta Ads, Google Ads, TikTok Ads, v.v. )
2️⃣ Kiến thức về công nghệ nói chung:
- Xu hướng phát triển của công nghệ hiện nay và tương lại
- Cách xử lý big data bằng nhiều công cụ khác nhau ở mức cơ bản đến trung bình khá như Excel và SQL để phân tích được insights và đưa ra quyết định.
- Nếu muốn trở thành Product Manager hay làm việc sâu với team Engineer, cần phải biết kiến thức chuyên sâu hơn như coding để làm việc được với engineers để phát triển sản phẩm.
Hãy dần dần học, tích luỹ thêm các kiến thức, kinh nghiệm trong quá trình đi làm. Tuỳ theo mỗi vị trí Product Marketing và công ty khác nhau sẽ đòi hỏi các kỹ năng chuyên sâu ở mức độ khác nhau.
Về ứng tuyển thì với tính chất global của công ty big tech, khi ứng tuyển có sự cạnh tranh cao thì các bạn cần chuẩn bị:
1️⃣ CV/Resume bằng tiếng Anh nổi bật - nếu được nên có refer từ người đang làm trong tech
2️⃣ Vượt qua 4-5 vòng phỏng vấn bằng tiếng Anh với các dạng câu hỏi phổ biến để kiểm tra nhiều phần chính như:
1. Behavioral questions (kiểm tra kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, lãnh đạo và làm việc nhóm)
2. Case study interviews, bao gồm Market Sizing & Strategy (Kiểm tra kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, khả năng tính toán và thiết kế chiến lược, lên ý tưởng)
3. Tech Products, Market and Role Understanding (Hiểu biết về sản phẩm công nghệ, thị trường và tính chất công việc)
4. Cultural Fit (Phù hợp về văn hoá)
Nếu các bạn chưa biết nhiều về các dạng phỏng vấn này thì có thể tham khảo thêm 2 khoá học tôi có thiết kế về viết resume và phỏng vấn tại đây:
Về nguồn học và chuẩn bị kiến thức, kỹ năng cần thiết để bổ sung trước khi vào ngành này, tôi đã từng chia sẻ rất kỹ ở các bài viết ở đây:
- Nguồn học và cách thiết kế lộ trình phát triển khi làm Marketer
- Cách chọn ngành phát triển trong Marketing
Ngoài ra, có một số nội dung các bạn có thể tham khảo bao gồm:
- Product Marketing: Product Marketing Alliance
- Tham khảo thêm UX Design, Digital Marketing chứng chỉ của Google
- Học thêm về Paid Media miễn phí, có thể lấy chứng chỉ nếu muốn như Google Ads, Meta Ads, vv
- Data Analytics: Học datacamp.com để thực hành SQL
- Growth Marketing: Reforge
Đừng quên tham gia khảo sát về xu hướng phát triển ngành Marketing của bạn và lựa chọn 1 trong 2 phần quà từ Growth Insider:
🎁 Khóa học Chiến lược viết Resume bằng tiếng Anh (trị giá 249K)
🎁 Content Planner Template (trị giá 249K) từ Growth Insider.
👉 Điền khảo sát ngay TẠI ĐÂY chỉ mất 3 phút:
Hy vọng các bạn thấy bài viết này hữu ích.
Các bạn xem bài recap đầy đủ của buổi event #AskMeAnything về Product & Growth Marketing tại đây và video sẽ được upload trên kênh YouTube trong khoảng 2 tuần tới.
Thương mến,
Anh Thư