Người trẻ, nỗi buồn và mục đích sống
Photo by ÉMILE SÉGUIN ✳️✳️✳️ / Unsplash

Người trẻ, nỗi buồn và mục đích sống

Đây là câu chuyện đầu tiên tôi viết bằng tiếng Việt.

Hồi còn trẻ hơn bây giờ, nhất là cấp 3 và đại học, tôi rất hay buồn man mác không có lý do đặc biệt. Khi buồn thì lại thức đêm, càng thức khuya càng nghe nhạc thì nỗi buồn lại càng thêm sâu đậm.

Mãi đến khi về sau đi làm có một mục đích sống và sự tập trung cao độ, tôi mới nhìn nhận lại về quãng thời gian đó và nhận ra là quản lý cảm xúc thực sự là một kỹ năng mà ngay từ khi còn trẻ cần phải luyện tập để có thể chạm được đến hạnh phúc và life fulfillment.

Gần đây khi thỉnh thoảng lướt qua các nội dung trên mạng xã hội, tôi thấy những nội dung tiêu cực cũng rất nhiều và mỗi lần thấy tôi lại thấy lòng mình thao thức:

Thực sự chúng ta cần nhiều những nội dung mang giá trị tích cực hơn trong cuộc sống này.

  1. Hiểu về kỷ luật cảm xúc - Emotional Discipline

Năm 2017, tôi có đến Làng Mai lần đầu tiên với khoá tu Wake Up dành cho khoảng 100 người trẻ Việt Nam và quốc tế tại Khao Yai, Thái Lan.

Đó là một chuyến đi đã chữa lành và xoa dịu rất nhiều cảm xúc và tổn thương ấp ủ bao năm cho rất nhiều người đến đấy trong đó có tôi. Rất nhiều người trẻ đã đến để tu tập 5-7 ngày và cảm nhận được một dòng suối mát lành, làm dịu mát tâm hồn và dẫn đường cho chúng tôi hiểu về cội nguồn và những giá trị cốt lõi của bản thân.

Một trong những điều hay nhất tôi học được đó là giới thứ 5 trong Năm Giới Tân Tu về nuôi dưỡng và trị liệu tâm hồn.

Khi đi về, tôi quyết định từ bỏ hoặc hạn chế tối đa những nội dung có thể kích hoạt nỗi buồn bao gồm xem phim buồn, đọc tin tức tiêu cực, nghe nhạc buồn, dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội và giao tiếp với những người không tích cực.

Cảm xúc tiêu cực nó giống như một vết dầu loang. Khi đã loang, thì nó tạo ảnh hưởng rất nhanh, không chỉ bản thân mỗi người mà còn ảnh hưởng đến người xung quanh.

Để cuộc sống hàng ngày có những khoảnh khắc an vui, cách tốt nhất là phòng tránh và loại bỏ những yếu tố khơi gợi sự tiêu cực. Cái này đòi hỏi chúng ta cần nghiêm túc và có sự kỷ luật với cảm xúc của bản thân từ đó đưa ra những lựa chọn trong cuộc sống hàng ngày phù hợp để nuôi dưỡng tâm hồn và cảm xúc tích cực.

2. Thiết kế cho bản thân một mục đích sống (Design a life purpose)

Khi mình có một mục đích sống thì chúng ta có thể xác định phương hướng và có sự tập trung cao độ hơn. Điều đó cũng tạo ra động lực để vươn lên và loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực.

Thiết kế được một tuyên ngôn về mục đích sống (life purpose statement) cũng đòi hỏi nhiều nỗ lực và nhất là self-reflection.

Công thức của tôi để giúp nhiều bạn có thể bắt đầu viết ra mục đích sống của mình đó là:

I am _____ (a metaphor) that _____(impact you want to make on the world).
EMAIL UPDATES

Growth Insider Newsletter

Subscribe to gain valuable insights on achieving career success and navigating the corporate complexity. Lessons about marketing, content strategy and building a side business.
Great! Please check your inbox and click the confirmation link.
Sorry, something went wrong. Please try again.

Written by

Anh Thu Do