Đây là lời chia sẻ của một người hay... ngủ thiếu suốt nhiều năm qua vì nhiều lý do. Viết bài này trong giai đoạn ngủ rất ít vì nuôi con nhỏ, tôi muốn ghi lại một số bài học tôi có về thiếu ngủ và mối quan hệ với sức khoẻ tinh thần.
Tôi nghĩ thời gian tôi ngủ thường xuyên đủ 8 tiếng/ đêm liên tục không lo nghĩ gì đã kết thúc hoàn toàn từ hồi học cấp 3 hoặc trong khoảng nào đó hồi giữa đại học.
Từ khi tôi biết đến việc mình phải cố gắng đạt được cột mốc này kia trong sự nghiệp là lúc tôi "tự giác" cắt giấc ngủ lại để đầu tư thời gian vào những việc khác trong ngày, để làm cái gì đấy, tham dự chương trình nào đấy, học cái gì đấy hay đơn giản là chạy theo một kế hoạch luyện tập tôi đã đề ra.
Lối sống này được ảnh hưởng lớn từ mùa hè năm 2013 khi tôi bắt đầu vào Sài Gòn thực tập xong gặp toàn người giỏi, từ các bạn trong cùng khoá đến mentor cũng toàn profile khủng và họ cũng làm việc ngày đêm, kiểu làm hết sức - chơi hết mình. Nên tôi nhanh chóng học được là: để làm được nhiều thứ hơn trong một ngày ngắn ngủi chỉ có 24h với nhiều kỳ vọng để "bắt kịp" xã hội, tôi ....cắt luôn thời gian ngủ của bản thân để dành vào làm những việc khác.
Ước gì được nấy, 2 công việc full-time đầu của tôi làm là Consulting và Private Equity, cái nào cũng làm ngày cày đêm. Những năm đầu sự nghiệp, tôi ngủ ít và thức khuya nhiều để làm việc, cuối tuần thì đi chơi tối muộn về mới ngủ bù.
Thời gian cứ thế trôi đi ở tuổi 20s, tôi không cho phép mình được nghỉ ngơi quá nhiều khi hồi trẻ. Ngủ muộn rồi dậy sớm đã trở thành một thói quen mà triền miên tôi giữ, thậm chí còn từng tự hào là tôi vừa có sức khoẻ lại rất kỷ luật nên đêm ngủ 5-6 tiếng mà vẫn dậy sớm là rất healthy và productive... #5amclub
Cho đến khi làm mẹ lần đầu 5 năm trước và thực sự nếm cảm giác thế nào là kiệt sức vì thức đêm trông con và thiếu ngủ đến mức có cảm giác hơi trầm cảm nhẹ, tôi mới nhận ra và có phần tiếc cho quãng thời gian hồi trẻ khi chưa có gia đình mình không giữ sức khoẻ và ngủ nhiều hơn.
Việc thiếu ngủ có hại trực tiếp đến sức khoẻ thể chất, nhưng lâu dài nhất là sức khoẻ tinh thần - cái này thì mưa dầm thấm lâu mới cảm nhận được.
Khi thức đêm liên tục dài ngày, tôi cảm nhận được cơ thể mệt và tâm trí rất chậm. Cảm giác như tầm nhìn bị che phủ và bao bọc bởi một màn sương mờ và dày, mọi thứ xung quanh chỉ lờ mờ cảm nhận được. Sự tập trung giảm, khả năng suy nghĩ và đánh giá cũng kém đi. Cảm xúc gần như đi ngang hoặc thậm chí xuống đáy. Có nhiều lúc mệt còn mất cảm giác muốn ăn.
Thức đêm nhiều tháng mà không được ngủ đủ thì đỉnh điểm có những lúc sẽ cảm thấy như người đang đuối nước, cố bám lấy một cái gì đó để nổi nhưng nhiều lúc tay mỏi quá chỉ muốn buông ra nhưng lại không dám buông, chỉ cố gắng giữ cho bản thân nổi trên mặt nước dù cơ thể đã mệt nhoài.
Bài viết này ghi lại cảm giác ngày trước tôi đã từng trải qua và đã vượt qua được theo thời gian khi con đầu của tôi lớn lên. Và giờ đây khi làm mẹ lần hai, dù không thiếu ngủ trầm trọng như ngày trước vì có nhiều kinh nghiệm nuôi con hơn và cuộc sống ở Việt Nam cũng thoải mái hơn, tôi muốn ghi lại và chia sẻ một vài bài học tôi có được với các bạn:
1.Sức khoẻ tinh thần là thứ rất quan trọng không nên xem nhẹ
Khi tôi ra nước ngoài rồi thì tôi thấy vấn đề sức khoẻ tinh thần được chia sẻ có phần rộng rãi và cởi mở nhiều hơn ở nước ngoài và ít hơn ở châu Á.
Khi bạn cảm thấy buồn và cảm thấy không ổn về mặt cảm xúc, bài học tôi có được là thay vì cố gắng để làm cho "vui" lên hoặc chôn vùi cảm xúc đó đi, thì tôi học cách tìm cách quan sát và nhận diện sự tồn tại của nó.
Khi chấp nhận ("acknowledge") rằng nỗi buồn đó đang tồn tại - thì việc tiếp theo tôi làm sẽ là cố gắng chuyển hoá nỗi buồn đó trước khi nó mọc rễ lan ra gây tác động tiêu cực dài ngày.
Việc giải quyết sớm các cảm xúc tiêu cực và giữ sức khoẻ tinh thần cũng là một vấn đề nên được ưu tiên vì nó có tác động trực tiếp nên sức khoẻ thể chất và hoạt động hàng ngày.
2.Sự giúp đỡ từ professional therapists và healthcare providers có thể sẽ phù hợp hơn từ gia đình và bạn bè
Một bài học rất lớn tôi có được khi giải quyết các vấn đề về mặt cảm xúc có lẽ nên tránh chia sẻ với người thân trong gia đình và bạn bè.
Theo lẽ tự nhiên, khi bạn bất ổn có thể bạn sẽ cần nói chuyện với người bạn thân hay với người thân trong gia đình. Tuy nhiên, trừ phi đấy là vấn đề trực tiếp liên quan đến họ thì bạn nên trao đổi trực tiếp.
Còn lại việc tâm sự những câu chuyện mâu thuẫn đời thường với một người không liên quan đến vấn đề đó, nhưng lại biết ai đó trong câu chuyện đều có thể tạo ra drama và hiểu nhầm không đáng có khi phiên bản của câu chuyện đó được kể đi kể lại.
Thời gian ở Mỹ, tôi nhận ra việc sử dụng các dịch vụ để gặp therapist, health coach hay trao đổi với bác sĩ về các vấn đề liên quan đến sức khoẻ tinh thần là một việc rất phổ biến và cởi mở. Không giống như ở châu Á, khi bạn gặp therapist thì có vẻ như bạn đang gặp chuyện gì đó nghiêm trọng lắm nhưng ở nước ngoài thì đó là nhiều khá bình thường. Nhiều gói bảo hiểm ở công ty cũng sẽ chi trả, hỗ trợ và khuyến khích nhân viên sử dụng dịch vụ này để giải toả và nâng cao đời sống tinh thần.
Việc gặp những người xa lạ nhưng là chuyên gia về vấn đề này có nhiều lợi ích: Họ được đào tạo để lắng nghe bạn và hỗ trợ bạn đưa ra các giải pháp mang tính trung lập và không thiên vị. Các cuộc trao đổi thường được bảo mật và không chia sẻ ra ngoài nên bạn cũng sẽ cảm thấy an toàn và thoải mái hơn khi trao đổi. Đa phần, tôi đều bước ra khỏi cuộc chia sẻ với một tâm trạng tích cực và thoải mái hơn. Không phải tất cả vấn đề bạn chia sẻ đều được giải quyết, tuy nhiên việc được lắng nghe một cách chuyên nghiệp cũng là một cách giải toả rất lớn để bạn move on với cuộc sống phía trước và tự đi tìm câu trả lời tốt nhất cho chính mình.
3.Cách vượt qua tốt nhất có thể đến từ bản thân
Qua những lần vượt qua áp lực và căng thẳng trong sự nghiệp đi làm và trong công việc gia đình như làm mẹ, tôi có ghi chú lại một số điều cho bản thân tôi: