Đây là bài học #5 trong series chia sẻ về những bài học tôi đã học một cách không dễ dàng trong sự nghiệp.
Có một tiếng nói có trọng lượng và được người khác nhìn nhận đúng đắn và tích cực, khi cả khi bạn còn chưa có nhiều kinh nghiệm tại nơi làm việc là nỗi trăn trở của tôi kể từ ngày mới đi làm.
Nếu bạn đã từng cảm thấy mình làm việc tốt nhưng hình như không có ai biết, hay ý kiến của bạn không được đánh giá cao thì tôi hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn xây dựng được "visibility" hay tạm dịch là sự hiện diện của bạn trong công việc.
I. Rào cản cần vượt qua
Nếu nhìn lại, tôi đánh giá rào cản về tâm lý là thứ đầu tiên ai cũng phải vượt qua. Năm đầu mới đi làm, tôi đã từng cảm thấy tiếng nói của tôi luôn chìm nghỉm trong mỗi cuộc họp.
Nếu bạn từng cảm thấy khó khăn khi đưa ra ý kiến hay câu hỏi, và chỉ trả lời khi được hỏi đích danh hay trong các cuộc gặp 1:1 hay 1:2 thì bạn không phải là người duy nhất gặp vấn đề này. Rất nhiều gặp khó khăn và lúng túng không biết cất tiếng nói lên như thế nào, bởi một phần là vì họ cảm thấy trong cuộc họp đó toàn người giỏi và người khác đã nói hết những gì họ đã muốn nói; hoặc bạn cứ chờ và lắng nghe người khác nói, đến lúc muốn nói thì lại sợ sai hay chần chừ không cất lời, sau đó cuộc họp chuyển sang vấn đề thảo luận khác.
Ngoài các chủ đề về công việc, nhiều bạn cũng từng gặp vấn đề tương tự trong việc nói chuyện giao lưu (social networking) ngoài lề. Trong các buổi ăn uống cùng với đội nhóm, có bản cảm thấy phần nào lạc lõng do cứ ngồi nghe người khác kể bao nhiêu chuyện thú vị và hài hước, trong khi cảm thấy mình không nói được cái gì hay. Cảm thấy mình không cool, không fun.
Rất nhiều người đã từng kết luận bản thân họ là người hướng nội hay mới đi làm cần phải khiêm tốn hay tuổi đời làm việc còn trẻ... để đưa ra những lý do nghe có vẻ hợp lý về việc tiếng nói của họ không có nhiều trọng lượng trong nơi làm việc.
Tôi cũng đã từng là một người như thế. Cho đến một ngày, một cú hít đánh thẳng vào tôi và tôi nhận ra mình phải thay đổi.
Tôi trước đó vẫn nghĩ dù mình không có nhiều visibility, nhưng miễn là mình hoàn thành mọi công việc một cách chăm chỉ và đúng giờ, thì mọi thứ sẽ ổn cả. Và tôi đã đặt hết sự kỳ vọng vào đánh giá của người quản lý trực tiếp. Tôi tin rằng mình làm việc rất tốt, thì manager của mình sẽ thấy được điều đó.
Nhưng sau 6 tháng làm việc, tôi cực kỳ ngạc nhiên khi nhận được đánh giá về chất lượng công việc không tốt như tôi nghĩ. Một trong những feedback lớn nhất tôi nhận từ quản lý đó là "lack of curiosity about X problem", "need to be more inquisitive and ask questions to validate the information". Và bởi vì sự "ngại" giao tiếp và biểu đạt ý kiến của bản thân, tôi cũng không nhận được đánh giá chi tiết từ đồng nghiệp (peer reviews) để có thể cân bằng các ý kiến đánh giá từ nhiều bên.
Sự kiện đó có nhiều ảnh hưởng đến tôi, và một nhân tố quan trọng dẫn tôi đến sự thay đổi.
Bởi vậy điều đầu tiên bạn cần phải vượt qua đó chính là rào cản về suy nghĩ.
Để vượt qua rào cản này, bạn hãy nhớ điều quan trọng sau đây:
Building your visibility is learn how to show up. It's different from showing off.
Một phần do môi trường sống và văn hoá, người châu Á thường có xu hướng khiêm tốn về những thành tựu hay việc họ đã làm được. Điều đó không có gì xấu nhưng ở trong một trường làm việc quốc tế, đặc biệt là các tập đoàn lớn có tính cạnh tranh cao và nhiều người giỏi, thì việc bạn "show up" cách suy nghĩ, kiến thức, kinh nghiệm, quy trình làm việc và giải quyết vấn đề là một trong những kỹ năng tôi đánh giá là quan trọng nhất để có thể thành công và thăng tiến nhanh.
Đây là một kỹ năng ai cũng có thể học và luyện tập để có được. Kỹ năng này hoàn toàn khác với việc "show off" hay còn gọi là khoe khoang, thổi phồng hay nói quá về bản thân. Để hiểu rõ nhất sự khác biệt thì hãy luôn ghi lại câu này:
"It's not bragging if it's based on facts" - From #IamRemarkable workshop empowered by Google.
Nếu những gì bạn chia sẻ là đúng sự thật thì đó không phải là khoe khoang. Bởi vậy hãy học cách cởi mở với những việc mình đã làm được và đang làm để chia sẻ với người khác.
II. Phương pháp luyện tập
Đây là bài viết dành cho Paid Members. Để tiếp tục đọc bài viết, mời bạn hãy subscribe để ủng hộ tác giả.
Ngoài ra, bạn có thể đọc thêm các bài học trước tôi đã chia sẻ (For All Members):
Bài học #1 về Quản Lý Sự Kỳ Vọng tại đây
Bài học #2 về Đàm Phán Job Offer tại đây.
Bài học #3 về Giá trị bạn tạo ra mỗi giờ tại đây.
Bài học #4 về Xây dựng support network tại đây.